CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI
Lựa Chọn Phương Pháp Tránh Thai Như Thế Nào Là “Tốt Nhất”?
Để có thể chọn lựa cho mình một phương pháp tránh thai như thế nào cho “tốt” nhất có thể nói là không đơn giản chút nào. Đọc các thông tin trên mạng thì thấy rất nhiều nhưng như thế nào là phương pháp “tốt” nhất? Một câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra mà để trả lời cho câu hỏi này, nhiều lúc không phải lúc nào cũng dễ cả.
Các phương pháp tránh thai dành cho nữ rất nhiều. Tại sao nhiều vậy? Như một “siêu thị” các phương pháp, từ thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da, miếng dán ở da, đặt vòng… Trong mỗi loại kể trên lại có nhiều lựa chọn. Vậy lựa chọn loại nào cho “tốt” nhất?
Có thể trả lời tạm thời một cách ngắn gọn như thế này:
“Không có phương pháp nào tốt nhất cả. Chỉ có phường pháp nào phù hợp nhất đối với mỗi người phụ nữ mà thôi”. Điều này cũng giống như bạn vào một siêu thị để chọn áo váy vậy. Có những áo váy đẹp nhưng phù hợp với người này nhưng không thể phù hợp với người khác. Chữ “Phù hợp” ở đây được hiểu cả về mặt “Thói quen”, “phù hợp với hoàn cảnh”, “hiệu quả”, “tác dụng phụ”.
1. THÓI QUEN.
Thói quen ở đây có thể nói là thói quen của mỗi người. Ví dụ, một người đã sử dụng phương pháp ngừa thai uống lâu nay rồi, thấy rất phù hợp, không thấy tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, nghe bạn bè nói:
“Sử dụng thuốc tránh thai uống có thể tăng cân, nám da… và hiện nay có loại thuốc tránh thai tốt hơn hay một phương pháp tránh thai khác đắt tiền hơn nên CÓ THỂ ít tác dụng phụ hơn!”. Thế là người này bèn chuyển qua phương pháp khác.
Việc chuyển đổi qua một phương pháp tránh thai khác chỉ vì NGHE NÓI như vậy là không nên chút nào. Việc chuyển đổi phương pháp tránh thai không nên theo kiểu THỜI TRANG. Thấy cái gì mới, nghe nói “HAY LẮM” là mình chuyển qua là cái không nên. Mình chỉ chuyển đổi qua phương pháp tránh thai khác khi phương pháp tránh thai hiện tại có TÁC DỤNG PHỤ hay KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH CỦA MÌNH NỮA hay theo lời khuyên của các Bác sĩ chuyên khoa khi CÓ NHỮNG KHUYẾN CÁO MỚI CỦA CÁC HIỆP HỘI Y KHOA UY TÍN.
2. PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH.
Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Những yếu tố liên quan đến chuyện hoàn cảnh như tuổi hiện tại của từng người, số con đã có, trước giờ có sẩy thai hay hút nạo thai lần nào chưa, mong muốn khi nào có thai lại, có bệnh lý gì đi kèm hay không, người chồng bao nhiêu tuổi, con hiện tại bao nhiêu tuổi, công việc của mình hiện tại như thế nào, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như thế nào, có u xơ tử cung hay u ngang buồng trứng hay xuất huyết tử cung bất thường không, xét nghiệm tế bào ung thư cở tử cung hay không… Nói đến đây mọi người sẽ thấy phức tạp như thế nào. Đơn cử một vài trường hợp như sau:
– Nếu người phụ nữ đã thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung và phát hiện có “tế bào bất thường” thì nên tiếp tục làm các xét nghiệm hoặc thủ thuật chuyên sâu để đánh giá là có những tổn thương TIỀN UNG THƯ cổ tử cung hay không. Nếu có, cần được xử trí thích hợp trước khi bàn đến sử dụng biện pháp tránh thai nào.
– Nếu người phụ nữ có u xơ tử cung đạng U XƠ TỬ CUNG DƯỚI NIÊM MẠC thì việc đặt vòng tránh thai nên cân nhắc tránh sử dụng.
– Nếu người phụ nữ có tiền sử viêm gan, men gan tăng thì nên tránh sử dụng thuốc tránh thai uống
– Những trẻ nữ vị thành niên nếu đã từng có thai và hút thai 2-3 lần…, không thể sử dụng thuốc tránh thai uống thì có thể sử dụng que cấy dưới da.
– Người đã có con và muốn tránh thai, muốn vài ba tháng sau mới có thai thì việc tư vấn sử dụng que cấy dưới da không phù hợp vì chi phí cho việc cấy que cao. Việc sử dụng que cấy dưới da có thể áp dụng cho những trường hợp muốn tránh thai an toàn trong một thời gian dài 2-3 năm.
….
Nói chung là hoàn cảnh của người phụ nữ rất đa dạng. Ngay cả bản thân người phụ nữ, hoàn cảnh cũng thay đổi theo thời gian, không ai nói trước được. Có những người đã tránh thai vĩnh viễn bằng cách triệt sản (Thắt ống dẫn trứng), nhưng vài năm sau đến xin “nối lại ống dẫn trứng” vì vừa lập gia đình với người chồng mới…
3. HIỆU QUẢ
Mỗi phương pháp tránh thai đều có một tỷ lệ thất bại nhất định. Không có phương pháp nào là hoàn toàn triệt để. Y văn đã ghi nhận có những trường hợp người phụ nữ đã được mổ triệt sản nhưng vẫn có thai…
Hiệu qua tránh thai của các phương pháp tránh thai tạm thời thì có thể xếp hàng đầu là loại que cấy dưới da, thuốc tránh thai uống (nếu dùng đúng cách). Những loại có tỷ lệ thất bại cao như loại thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (thường dùng khi cho con bú), thuốc tránh thai khẩn cấp.
4. TÁC DỤNG PHỤ
Các phương pháp tránh thai ra đời từ rất lâu đời nay rồi. Tôi nhớ không lầm như thuốc tránh thai sử dụng đường uống ra đời từ những năm 1950-1960 của thế kỷ trước và cho đến nay đã có hàng trăm loại đã được sản xuất. Có những loại đã dần dần đi vào dĩ vãng do những tác dụng phụ của nó và hiện tại trên thị trường cũng đang tồn tại rất nhiều loại. Điều này chứng tỏ không có loại nào là “Tốt nhất”. Loại nào cũng có những tác dụng phụ. Chỉ có điều, các tác dụng phụ có xuất hiện ở người sử dụng hay không và mức độ ảnh hưởng có nghiêm trọng, có ảnh hưởng sinh hoạt của người phụ nữ hay không.
Vòng tránh thai cũng rất hiệu quả trong việc tránh thai. Tuy nhiên, nhựơc điểm của đặt vòng là kinh trong 2-3 tháng đầu nhiều hơn bình thường, có thể có tình trạng rong kinh hoặc đau bụng kinh. Đặc biệt, người phụ nữ đặt vòng hay có tình trạng ra huyết trắng nhiều hơn bình thường. Đối với người phụ nữ mà bản thân hay có tình trạng khí hư ra nhiều thì việc đặt vòng cân nên được cân nhắc và nên hướng đến một phương pháp tránh thai khác. Và cần nhớ, đặt vòng vẫn có thể có thai nên đối với những người phụ nữ có kinh đều, khi đặt vòng mà bị trễ kinh cần được xác định xem có thai hay không.
Cấy que tránh thai rất an toàn. Tuy nhiên, đặc điểm hay gặp của những trường hợp cấy que là người phụ nữ hay bị rong huyết hoặc không có kinh vài tháng…
Thuốc tránh thai uống loại phối hợp (có hai thành phần nội tiết trong viên thuốc tránh thai) rất hiệu quả trong việc tránh thai nếu DÙNG ĐÚNG. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử
dụng là người phụ nữ PHẢI NHỚ, KHÔNG ĐƯỢC QUÊN. Một số trường hợp sử dụng có các tác dụng phụ như tăng cân, mụn, nám da…
DrTrung
BS Nguyễn Hữu Trung.

THUỐC TRÁNH THAI ĐƯỜNG UỐNG
Thuốc tránh thai đường uống (không phải là thuốc tránh thai khẩn cấp) là thuốc được đưa vào cơ thể nhằm mục đích ngăn cản sự rụng trứng.
Ngoài tác dụng tránh thai, viên tránh thai còn có tác dụng như: Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt, điều trị đau bụng kinh do ức chế phóng noãn, giảm lượng máu kinh và rong kinh, dự phòng ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung nếu dùng lâu dài (trên 5 năm).
Tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc tránh thai như:
– Rối loạn chuyển hoá đường, muối, nên có thể gây tăng cân nhẹ, tăng huyết áp, tăng đường máu khi uống, có thể tăng acide mật nên có nguy cơ sỏi thận, tăng cholesterol và triglyceride, tăng đông máu, buồn nôn, nôn, nhức đầu, căng vú, nám da mặt, khô âm đạo, nặng chi dưới do ứ nước.
– Tai biến nặng hiếm gặp như: Cẩn thận với các khối u ở vú, làm xuất hiện u gan và u mạch máu gan, nhất là với những viên kế tiếp, có thể còn gây tăng tỉ lệ bị ung thư nội mạc tử cung.
Những trường hợp có thể dùng được thuốc tránh thai:
Chỉ định cho mọi phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ muốn áp dụng viên tránh thai mà không có các chống chỉ định của phương pháp này.
Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai đường uống:
Những người có tiền sử huyết khối, tăng lipide máu, mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường tuýp 1,2 các bệnh lý của gan, ung thư lệ thuộc nội tiết (nội mạc tử cung, vú), nghiện thuốc lá, người có bệnh tâm thần, béo phì, u xơ tử cung, cường giáp trạng, goutte.
Những điều cần chú ý:
-Khi muốn có thai trở lại, nên ngưng thuốc trước 03 tháng, và cùng lúc nên uống thêm viên bổ sung acide folic trong vòng 03 tháng trước khi có thai để đề phòng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi (ống thần kinh được hình thành trong 3 tuần đầu khi có thai)
– Nếu quên 1 viên thuốc thì phải nên uống bù vào sáng sớm hôm sau, nếu quên 2 viên thì nên ngừng thuốc, đợi ra máu rồi dùng vỉ thuốc mới hay dùng thuốc tránh thai sau giao hợp (tránh thai khẩn cấp)
– Nếu đau đầu nhiều, hoặc vô kinh thì nên dừng thuốc và kiểm tra xem mình có thai hay teo niêm mạc tử cung không?
Nguồn: http://www.thuocbietduoc.com.vn/

QUE CẤY TRÁNH THAI
Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm. Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone : levonorgestrel hay etonogestrel. Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại.
– Jadelle, Sinoplant : 2 que, tác dụng 5 năm
– Implanon : 1 que, tác dụng 3 năm

Đây là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả nhưng còn khá mới ở nước ta. Implanon là loại que cấy hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Bài viết xin đề cập chủ yếu đến dạng que cấy này. Implanon chứa etonogestrel, có ưu điểm là chỉ có một que cấy duy nhất, tác dụng ngừa thai kéo dài trong 3 năm.
Hiệu quả tránh thai
Điều đầu tiên cần phải đề cập đến là hiệu quả ngừa thai thực sự ấn tượng của Implanon: 99.95%, tức là có 9995 người sử dụng Implanon trong 10000 người sẽ không bị có thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp triệt sản nữ, ngoại trừ rằng khả năng thụ thai của Implanon sẽ hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng sau khi que cấy được lấy ra. Các phương pháp ngừa thai khác hay bị ảnh hưởng bởi sự tuân thủ của người sử dụng, tức là tỷ lệ thành công trên thực tế (typical use) thấp hơn so với lý thuyết (perfect use). Implanon hoàn toàn không bị tác động, chỉ 1 que cấy duy nhất và một lần cấy duy nhất, không cần phải làm gì thêm.
Tất nhiên nếu để que cấy quá thời gian được khuyến cáo, đối với Implanon là 3 năm, thì hiệu quả ngừa thai sẽ giảm đi.
Cơ chế tác dụng
Cũng như các biện pháp tránh thai có progesterone khác, que Implanon hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính:
1. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung.
2. Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).
Khả năng có thai trở lại
Không như thuốc chích ngừa thai DMPA, sau khi rút que cấy, sự thụ thai hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn.
Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu bạn muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra cho bạn.
Tác dụng phụ
Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, Implanon có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh >8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì Implanon thường hay gây vô kinh.
Ưu điểm của Implanon
Đối tượng sử dụng của Implanon là rất rộng. Các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người có u xơ tử cung có thể sử dụng Implanon an toàn. Các bà mẹ tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy này.
Các trường hợp có yếu tố nguy cơ cho tim mạch như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường hay cả bệnh nhân cao huyết áp đều có thể dùng Implanon.
Nhược điểm
Thường gây rong kinh trong vài tháng đầu.
Cũng như dụng cụ tử cung, Implanon cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.
Vấn đề vô kinh khi sử dụng Implanon
Các trường hợp cần thận trọng
– Cho trẻ bú dưới 6 tuần sau sanh.- Có huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân hay phổi.
– Xuất huyết âm đạo chưa giải thích được.- Ung thư vú hay có tiền căn ung thư vú.- Đang có bệnh lý gan nặng.
– Đang sử dụng thuốc chống động kinh hay thuốc điều trị lao (rifampicin).
Kết luận

ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI
Tác dụng tránh thai như thế nào?
Vòng tránh thai (hay còn được gọi là dụng cụ tử cung) là một dụng cụ bằng nhựa hình chữ T có gắn thêm một vòng nhỏ ở dưới cùng hoặc bằng đồng được đặt vào trong lòng tử cung của bạn. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.
Đặt vòng vào thời điểm nào?
Thời gian đặt vòng tốt nhất là ngay sau khi hết kinh nguyệt.
Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt sau 6 tuần lễ, đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản.
Riêng đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên mới đi đặt vòng vì lúc đó toàn bộ tử cung đã lành hẳn, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Đối với những phụ nữ sau khi hút thai, sau khi uống thuốc bỏ thai, sau khi sảy thai chúng ta nên chờ đợi vào chu kì kinh đầu tiên rồi sẽ đặt vòng tránh thai, vì đã xác định được trong buồng tử cung đã sạch và chu kì kinh của người phụ nữ đã trở về bình thường.
Kỹ thuật đặt
Những lưu ý
Dấu hiệu cần tái khám ngay
Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai
Chị em nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, chị em từng bị thai ngoài tử cung, có biểu hiện rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng, người có thai hoăc nghi ngờ có thai, hay chị em mắc các bệnh lý van tim, hoặc mẫn cảm với chất đồng… thì khôn nên áp dụng biện pháp tránh thai này.
Cách sử trí các tác dụng ngoài ý muốn
Đau bụng dưới: thông thường sau khi ĐVTT có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.
Đặt vòng tránh thai sau khi sinh
Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 -10 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Có thai ngoài tử cung: Một số khác khi đặt vòng tránh thai những vẫn có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên tỷ lệ này không đáng kể.